VIỆT Á thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới

  • Năm 2006 đánh dấu một mốc son quan trọng trong quá hội nhập nền kinh tế toàn cầu khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Bước ra biển, Việt Nam đứng trước những cơ hội to lớn để phát triển kinh tế cũng như khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế: tiếp cận tới thị trường hàng hóa , dịch vụ lớn, bình đẳng với các quốc gia thành viên; phát huy tối đa nội lực và lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, trên bình diện sâu hơn; sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia bởi quá trình toàn cầu hóa; đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh như môi trường, an ninh quốc gia..vv.

    Quá trình hội nhập của đất nước đặt ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước trong đó có Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu Tư Thương Mại Công Nghiệp Việt Á (gọi tắt là Tập Đoàn Việt Á). Ra đời trong bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á và trên thế giới cuối những năm 1997 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước, nhiều thành phần doanh nghiệp trong nền kinh tế non trẻ bao gồm cả Việt Á đứng trước những khó khăn của suy giảm kinh tế, giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đồng tiền mất giá, lạm phát, đặc biệt là sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường thế giới và trong nước. Bên cạnh đó đất nước mới bước vào cơ chế thị trường, cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế, chưa rõ ràng, dễ bị tác động bởi những thay đổi cung và cầu. Đặc biệt chính sách thuế, chính sách kiểm soát ngoại hối vào thời điểm đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động của các doanh nghiệp. Cùng với những khó khăn bên ngoài nêu trên, nội tại doanh nghiệp cũng gặp phải những hạn chế. Đó là thiếu nguồn nhân sự cả về số lượng, chất lượng và nhận thức về hội nhập còn nhiều điểm hạn chế. Tiếp đó là bài toán về nguồn vốn, cơ sở vật chất phục vụ cho đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh trong khi đó tốc độ phát triển nhanh của khoa học cộng nghệ, của hệ thống quản trị và đặc biệt là sự xuất hiện thêm các doanh nghiệp tham gia vào thị trường cùng ngành, tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó vào thời kỳ mở cửa, những hạn chế của mô hình Công ty gia đình bắt đầu bộc lộ những hạn chế vốn có của nó, đòi hỏi phải thay đổi phương pháp quản lý cho hiệu quả đáp, đáp ứng được với yêu cầu đa dạng phát sinh trong nền kinh tế.

    Vượt lên những khó khăn và thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Á đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và hinh6vững vàng bước ra thị trường quốc tế. Được đánh giá là một trong những Tập đoàn Kinh tế vững mạnh tại Việt Nam với 15 công ty, đơn vị thành viên, 6 nhà máy và 3 văn phòng đại diện. Từ chỗ chỉ vẻn vẹn có 5 người trong những ngày đầu thành lập đến nay sau gần 13 năm xây dựng và phát triển Việt Á đã có gần 2000 cán bộ công nhân viên làm việc thường xuyên.

    Việc chuyển hình thức từ công ty gia đình thành Công ty Cổ phần năm 2005 được xem như dấu mốc son trong sự phát triển và hội nhập của Việt Á vào nền kinh tế. Với thế và lực mới, Việt Á nhanh chóng nghiên cứu nắm bắt công nghê và sản xuất ra sản phẩm công nghệ cao có khả năng thay thế cho các mặt hàng nhập khẩu. Một số sản phẩm trước đây phải nhập từ các nước tiên tiến, đến nay đa số đã được chính bàn tay và khối óc của cán bộ công nhân viên Việt Á sản xuất. Sản phẩm mang thương hiệu Việt Á đã xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Thương hiệu Việt Á – VAPOWER đã tạo ra một chỗ đứng khá vững chắc trong tâm trí khách hàng. Với chính sách và chiến lược nhạy bén trong công tác đối ngoại Việt Á đã thiết lập được một hệ thống đối tác quốc tế mạnh mẽ về công nghệ, có vị thế toàn cầu, có quy mô rộng lớn và đa chiều về hợp tác. Theo kết quả nghiên cứu thị trường với phạm vi toàn quốc năm 2007 của Công ty Acorn (Singapore) – một công ty có uy tín hoạt động độc lập trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, thương hiệu Việt Á – VAPOWER là một trong những thương hiệu mạnh trong thị trường ngành công nghiệp điện, phát triển điện lực, và dẫn đầu trong khối các doanh nghiệp trong nước. Đi cùng với sự phát triển về nhân sự, thương hiệu Việt Á được khẳng định thông qua sự gia tăng doanh số SXKD hàng năm. Nếu như năm 1999 doanh số của công ty mới chỉ dừng ở mức khiêm tốn 20 tỷ VNĐ/năm, con số này tính đến năm 2007 đã là gần 1.500 tỷ VNĐ. Sự tăng trưởng doanh số đều đặn hàng năm thêm một lần nữa minh chứng cho sự phát triển bền vững của Việt Á.

    Những khó khăn, thách thức của thời kỳ hội nhập dường như càng làm tăng thêm ý chí quyết tâm của tập thể Ban lãnh đạo Việt Á, tiên phong là người nhạc trưởng Phạm Thị Loan. Ước muốn “Sản phẩm của Việt Á” được cả thế giới biết đến và tin dùng đã thôi thúc và khích lệ Chị Loan vượt qua nhiều thách thức và trở ngại. Ngọn lửa quyết tâm cao độ từ người nhạc trưởng được truyền sang đội ngũ cán bộ công nhân viên của toàn Tập Đoàn. Bên cạnh ý chí quyết tâm là tính linh hoạt, sáng tạo và học hỏi phương pháp quản lý tiên tiến từ các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là từ các đối tác quốc tế cam kết và tin cậy đầu tư vào Việt Á. Sự phát triển của Việt Á còn ẩn trong đó một tinh thần dân tộc và vì xã hội, chung sức cùng với Đảng và Nhà nước thực hiện mục tiêu “Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội Công bằng, Dân chủ và Văn minh”. Trong sự phát triển của mình, Việt Á thể hiện sự thích nghi của mình để phù hợp với điều kiện hiện tại, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế. Sự chuyển đổi từ Công ty gia đình sang Công ty Cổ phần năm 2005, sự chấp nhận du nhập những văn hóa quản lý hiện đại trên thế giới vào doanh nghiệp là một minh chứng cho sự phù hợp đó.

    Song song với những thay đổi cơ bản mang tính lịch sử đó, để nắm bắt cơ hội mở cửa của nền kinh tế với nhu cầu mở rộng hoạt động của công ty, nhất là việc đa dạng hóa các quy mô đầu tư, phát triển công nghệ, mở rộng sang các lĩnh vực khác ngoài thế mạnh nền móng, thì việc bứt phá khỏi mô hình Công ty gia đình đã giải quyết được những sức ép về nguồn vốn, nguồn nhân lực, hệ thống quản lý, công nghệ, vv… phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006.

    Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, ngay từ những ngày đầu tiên thành lập, người nhạc trưởng của Tập đoàn Việt Á, Phạm Thị Loan, luôn quan tâm đến việc quản lý bằng hệ thống, cơ chế và xây dựng những văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng công việc, quy trình và xử lý công việc tại tất cả các bộ phận, phòng ban với quan điểm sâu sắc rằng “Người lao động có thể rời công ty nhưng hệ thống không mất”. Năm 2000, Việt Á được cấp giấy Chứng nhận Quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Cùng với việc quản trị bằng hệ thống cơ chế, văn bản, những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng đặc biệt được quan tâm ứng dụng trong công tác quản trị chẳng hạn như các phần mềm quản trị tài nguyên doanh nghiệp ERP, quản trị nhân sự IHRM, và các phần mềm quản trị văn phòng ưu việt khác…

    Bài học quan trọng nhất trong sự thành công của Việt Á, theo đánh giá của vị Tổng Giám đốc Phạm Thị Loan, đó là yếu tố con người, quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Yếu tố con người được xem là “Cội nguồn” cho sự phát triển. Việt Á đã xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, nơi “Công ty là gia đình, đồng nghiệp là anh em”

Thông tin khác

Đăng nhập