Quốc hội 11: ‘Đảng không nên quyết tất cả’

“Đảng lãnh đạo nhưng phải theo nguyên tắc để Quốc hội, Chính phủ bàn, sau đó nghe cả mặt phải, trái rồi ra quyết định. Còn nếu cứ Đảng làm thay thì các thiết chế khác thành hình thức thôi”.

Quốc hội đã dành 1 ngày họp tổ hôm qua (28/10) để góp ý vào dự thảo các văn kiện trình ĐH Đảng XI.

ĐB Phạm Thị Loan – Đại biểu Quốc hội khoá XII, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Á:

Nói rồi có dám làm không?

Tôi không hiểu đây có phải là cách các văn kiện ĐH Đảng của chúng ta thường viết hay không, nhưng tôi cảm thấy có nhiều điều lẫn lộn, nhiều điều mâu thuẫn và không hợp lý giữa 3 dự thảo văn kiện.

Về Cương lĩnh, tôi có nhiều quan điểm khác, tôi cho rằng chúng ta phải suy nghĩ thực sự thực tiễn. Cương lĩnh viết “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng suốt, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tư tưởng Hồ Chí Minh thì đương nhiên rồi, nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin liệu có còn là kim chỉ nam, là lý tưởng pháp lý mà chúng ta đi theo không? Cần phải xem lại lý luận này, nên chăng xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng những quy luật phát triển khách quan của xã hội, kinh tế phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Các văn kiện cũng chưa giải thích rõ khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, có mâu thuẫn gì với nhau không, phát triển nó bằng cách nào. “Nền kinh tế thị trường” cũng mâu thuẫn với “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Chúng ta nên xác định kinh tế toàn dân, trong đó có kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, mới là chủ đạo, kinh tế nhà nước là định hướng. Nhà nước đóng vai trò quản lý, kiểm soát tất cả nền kinh tế, các doanh nghiệp NN chỉ đóng vai trò dẫn đường. Thử hỏi các công ty NN hiện đóng góp bao nhiêu phần trăm GDP, giải quyết bao nhiêu công ăn việc làm mà gọi là chủ đạo?

Phải giao rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi cho các doanh nghiệp NN. Những gì mà kinh tế toàn dân không làm được thì DNNN mới đứng lên gánh vác, hỗ trợ, bù đắp. Phải xác định vai trò của họ, giao nhiệm vụ và có kiểm soát, xác định trách nhiệm là họ phải đóng góp thế nào cho xã hội, nền kinh tế, ngân sách với những phương tiện họ có trong tay. Hiện nay chưa có cơ chế cho các DNNN nên rất khó để kiểm soát trách nhiệm của họ.

Cái hay là trong văn bản lần này đã viết ra những thực tại trong xã hội, nhưng nói rồi có dám làm không, dám thay đổi không?

Thông tin khác

Đăng nhập